Thứ Tư, 15 tháng 2, 2012

Làm rõ thêm một vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng


Hôm nay, công an Hải Phòng đã trực tiếp đến Tiên Lãng để làm rõ một vụ cưỡng chế khác.



Vụ cưỡng chế này xảy ra từ năm 2008. Hộ bị cưỡng chế là ông Lê Đình Thảo (xã Tiên Thắng, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng).

Theo đó, bắt đầu từ năm 1992, gia đình ông Thảo được giao hơn 70ha đất bãi bồi ven sông Văn Úc để nuôi trồng thủy hải sản. Thời hạn giao đất là 12 năm (từ 1992 đến 2004). Đến thời điểm hết hạn, chính quyền địa phương đã tiến hành thu hồi toàn bộ diện tích mà không tiến hành đền bù. Gia đình ông Thảo đã nhiều lần làm đơn xin được gia hạn thời gian sử dụng đất nhưng không được huyệnTiên Lãng chấp nhận.


Ngôi nhà của Đoàn Văn Vươn sau cưỡng chế.
Được biết, Sở TNMT lúc đó căn cứ Luật Đất đai đã có văn bản khẳng định: khi hết hạn, nếu gia đình ông Thảo có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất thì được ưu tiên cho thuê đất. Thế nhưng, văn bản này đã bị UBND huyện Tiên Lãng lờ đi.

Sau đó, ông Lê Đình Thảo đã phải kiện ra Tòa hành chính từ cấp huyện đến TAND Tối cao. Cả 3 cấp xét xử đều khẳng định quyết định thu hồi đất không bồi thường của huyện là đúng.

Hai lần Viện KSND Tối cao có văn bản kháng nghị đối với bản án phúc thẩm thì cả hai lần đều bị TAND Tối cao và Hội đồng giám đốc thẩm bác bỏ.

Quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng cũng đã được thực thi bởi một quyết định cưỡng chế.

Anh Nguyễn Đình Tân - con trai của ông Thảo cho hay: thời điểm năm 2008, chính quyền Tiên Lãng đã tiến hành thu hồi đất mà không hề bồi thường; nhiều tài sản của gia đình, trong đó có nhiều thủy sản chưa kịp thu hoạch đã bị mất trắng. Khi xã tổ chức đấu thầu khu đầm nói trên, gia đình đã bỏ thầu với giá 2.650 triệu đồng nhưng không trúng thầu.

Được biết, sau khi làm việc xong với gia đình anh Tân, Đoàn công tác công an Hải Phòng đã tiến hành kiểm tra thực tế khu đầm trước đây bị cưỡng chế.

Như vậy, sau khi có kết luận của Thủ tướng Chính phủ, Thành phố Hải Phòng chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành rà soát, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn, đặc biệt là đất bãi bồi ven sông, ven biển.


Tiên Lãng: Lọt tội một quan đội lốt hiếp dân


Trong sục sôi Tiên Lãng, Hải Phòng đã đình chỉnh bảy chức danh từ huyện đến xã với 4 nhân vật mà đầu sỏ là anh em Hiền-Liêm. Nhưng quan hiếp dân bằng chữ, chủ động biến cái sai thành nghị quyết huyện ủy là Bùi Thế Nghĩa vẫn còn trơ mặt. Mình gọi ngay cho nhà văn Nguyễn Quang vinh, sót một tên, rất to là đây.


          Trong khi Ban thường vụ thành ủy Hải Phòng khẩn khoản thông báo: “Thành ủy Hải Phòng chỉ đạo cán bộ chủ chốt và các cơ quan chức năng tập trung cao triển khai thực hiện kết luận của Thủ tướng, bảm bảo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước, đảm bảo việc thực hiện nhanh gọn, chính xác, khách quan, chủ động tranh thủ sự hướng dẫn và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng Trung ương, không để phát sinh những sai sót mới”. Tức là đang tập trung khắc phục hậu quả, kiểm điểm xử lý các cá nhân sai phạm. Nhưng vẫn để lọt một tên quan đội lốt Bí thư huyện ủy cực lớn đã hiếp đáp dân tán gia bại sản.

          Quan đội lốt Bùi Thế Nghĩa đã ra nghị quyết thông báo kết luận ủng hộ cách làm của UBND huyện Tiên Lãng, nghĩa là ủng hộ cho cái sai, cho phá tan cửa nát nhà của dân thì vẫn chưa bị kiểm điểm, kỷ luật.

Đừng dễ tin như thế!


Lê Hiền Đức
image Ông Nguyễn Tấn Dũng vừa kết luận về vụ cưỡng chế ở Hải Phòng, hàng loạt toà báo liền giật những cái tít rất kêu, một số nghe còn đậm chất phường tuồng: Một kết luận hợp lòng dân (SGGP), Kết luận của Thủ tướng "thấu tình, đạt lí" (VOV), Người dân vỡ òa niềm vui, lãnh đạo Hải Phòng "tâm phục" (Bee.net.vn), Kết luận của Thủ tướng đã làm nức lòng nhân dân (GDVN), Vợ Đoàn Văn Vươn cảm ơn Thủ tướng (Vietnamnet), Người dân Tiên Lãng phấn khởi cảm ơn Thủ tướng (Vietbao), Người dân Tiên Lãng: "Lòng tin của chúng tôi đã hồi sinh" (VNE), Kết luận công bằng, tạo niềm tin cho nhân dân cả nước (PLTP), Tiên Lãng: và con tim đã vui trở lại (Vietnamnet)…
Điều ấy chẳng làm tôi ngạc nhiên vì giật tít, đăng tin như thế là "công việc" của các toà báo trên. Các toà báo mang danh "nhân dân" như Nhân dân, Quân đội nhân dân, Công an nhân dân không đăng tin, bình luận gì đáng kể cũng chẳng làm tôi ngạc nhiên vì "công việc" của họ là vậy.

Cưỡng chế ở Hải Phòng: “Bà già” Lê Hiền Đức kỳ vọng vào Thủ tướng



(GDVN) - “Sự nghiêm minh của Thủ tướng trong việc xử lý các cán bộ vi phạm trong vụ việc ở Tiên Lãng sẽ làm gương cho các địa phương khác trong cả nước..."

Đó là khẳng định của bà Lê Hiền Đức (tức Phạm Thị Dung Mỹ), nhà giáo, nữ tình báo được Bác Hồ đặt tên, người Việt Nam đầu tiên được nhận giải thưởng liêm chính năm 2007 của Tổ chức Minh bạch quốc tế và người được vinh danh công dân chống tham nhũng tiêu biểu, khi trao đổi với PV báo Giáo dục Việt Nam vào chiều ngày 9/2.



Bà Lê Hiền Đức (người ngồi) chụp ảnh cùng một số sinh viên. (Ảnh: Dân trí).

Liên quan đến vụ việc cưỡng chế, thu hồi đất ở Tiên Lãng (Hải Phòng), bà Lê Hiền Đức cho biết: “Tôi theo dõi rất sát vụ việc và đã có ý định mùng 5 Tết sẽ xuống tận nơi để xem xét tình hình nhưng ngày mùng 4 Tết, vợ con anh Vươn đã lên thăm tôi. Sau khi hỏi cặn kẽ các vấn đề thì tôi không phải đi Hải Phòng nữa. Hàng ngày tôi theo dõi vụ việc này trên báo chí và cả những thông tin từ người thân quen ở Hải Phòng, các cơ quan chức năng và những nơi đã làm việc đều thông tin cho tôi cả”.

Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2012

Vụ Đoàn Văn Vươn: Ai là tội phạm?


Bản chất của tội phạm là chối tội đến cùng, do vậy cần đấu tranh bằng những chứng cứ buộc chúng phải tâm phục, khẩu phục và nhận tội. Câu nói này hình như tôi được đọc ở đâu đó trong giáo trình về hình sự của ngành công an về việc đấu tranh với bọn tội phạm. Có lẽ các quan chức cao cấp và đặc biệt là quan chức trong ngành công an sẽ nắm điều này rõ nhất.

Chiều nay, sau khi nghe kết luận cuả Thủ tướng chính phủ về vụ Tiên Lãng, Hải Phòng, người ta thấy một điều rất không bình thường trong cả quá trình vụ việc xảy ra cho đến nay.

Khi truyền hình đưa tin về “vụ án nghiêm trọng” tại Vinh Quang, Tiên Lãng, Hải Phòng về việc anh em nhà Đoàn Văn Vươn chống lại việc cưỡng chế, dùng mìn và đạn hoa cải bắn bị thương 4 công an và 2 bộ đội biên phòng, người dân cả nước nhận thông tin  sẽ thấy rằng đây là bọn tội phạm hết sức nguy hiểm.

Đài báo thông tin đã khởi tố vụ án “giết người và chống người thi hành công vụ” cũng như đưa ra những hình ảnh, lời nói của quan chức Hải Phòng về việc cưỡng chế “nà đúng pháp nuật” và việc thu hồi theo “đúng nuật đất đai”, “đảm bảo thực thi pháp nuật được nghiêm, việc tổ chức cưỡng chế nà cần thiết”. (Lê Văn Hiền Chủ tịch UBND Tiên Lãng trả lời trên Truyền hình Hải Phòng). Đài truyền hình TP Hải Phòng còn khẳng định chắc nịch: “Không thể nói việc thu hồi đất của Đoàn Văn Vươn là sai”. Thậm chí, ngay lập tức, Đài THHP còn tìm ngay được một số cò mồi lên truyền hình đấu tố ông Vươn đúng như bài bản mà các Đài TH và báo chí nhà nước ta thường làm trong các vụ án muốn đưa đấu tố kết tội thay Tòa án.


Đại tá Đỗ Hữu Ca, Giám đốc Công an Hải Phòng

“Đại tá Đỗ Hữu Ca, Giám đốc công an Hải Phòng điều động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ cảnh sát cơ động, hình sự… từ nội thành đến bao vây, tổ chức bắt nhóm sát thủ hung hãn, manh động ẩn nấp giữa đầm này”Báo Tiền Phong 5/1/2012. Rồi Giám đốc Công an HP lên truyền hình nói về việc dùng công an, quân đội như sau: “Trách nhiệm của nực nượng công an, quân đội theo đoàn cưỡng chế này nà để đảm bảo cho việc thực hiện cưỡng chế đúng pháp nuật”. Nhưng, rõ ràng hình ảnh, video không ai không nhìn thấy cả quân đội và công an, súng lăm lăm trong tay và chó đã bao vây xông vào khu vực thì mìn mới nổ và súng mới bắn, chứ không phải là quan chức đi cưỡng chế và “nực nượng” này chỉ bảo vệ. Sau đó sự việc xảy ra như mọi người đã biết.

ĐỐ BIẾT LÀ… CON GÌ?



TRẦN HUY THUẬN


Có một câu đố xưa: “Mồm bò, không phải mồm bò, lại là mồm bò – đố là con gì?”! “Mồm bò” thứ nhất có ý “cái mồm nó bò”, hay “bò bằng mồm”. “Mồm bò” thứ hai có nghĩa là “mồm con bò” và “Mồm bò” thứ ba lại trở lại nghĩa ban đầu. Con vật đó chính là ốc sên – Một động vật thuộc loại “bò sát”, di chuyển bằng… mồm! Đương nhiên là với người lớn, câu đố ấy không khó, nhưng với trẻ em, thì hơi khó. Tuy vậy, cái vui của câu đố không chỉ ở việc lặp từ, chơi chữ, mà còn là câu đố mang tính tiêu khiển. Cả người đố và người giảng đều… cười khoan khoái!

CHÓ - NHƯNG KHÔNG CHÓ!".

 Nguồn http://maithanhhaiddk.blogspot.com
Mai Thanh Hải - Thi thoảng mình hay lên Suối Hai, vào Trường Huấn luyện Chó nghiệp vụ của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng thăm anh em.

Thường thì trước khi vào bàn uống rượu, tâm sự, thể nào cũng có "món" xem các Khoa mục huấn luyện chó nghiệp vụ, ví như: Chui ống, vượt vòng lửa, leo rào, tấn công đối tượng trong mọi trường hợp (thậm chí cả bắn AK, tung quả nổ y như trên chiến trường), phát hiện ma túy...

Các Giáo viên và Huấn luyện viên của Trường, sau khi đã hết màn "báo cáo thành tích", vào bàn ngồi uống rượu, hết thảy đều tấm tắc cái điều mà họ, qua bao nhiêu năm gắn bó với nghề nghiệp - công việc, đúc rút được: "Tuy là chó nhưng chúng biết phân biệt phải trái, có khi khôn hơn khối thằng người đấy, bác ợ!"...

Hôm xảy ra vụ cưỡng chế hùng hậu ở Quang Vinh (Tiên Lãng, TP. Hải Phòng), buổi tối  xem VTV1 của anh Trần Bình Minh, phát bản tin Thời sự vào giờ vàng lúc 19h, quay hình vụ việc cưỡng chế xung quanh nhà anh Đoàn Văn Vươn, thấy đủ các thể loại Cảnh sát Đặc nhiệm - Cơ động, Hình sự, Trật tự... cùng các sắc màu vũ trang, bán vũ trang khác say sưa nã AK, K54, K59 như đổ đạn vào nhà anh Vươn.

Nhưng suốt "trận đánh đẹp" (lời của Đại tá, Giám đốc Công an TP. Hải Phòng có tên là... A Ka, chứ không phải của mình, nhá), chỉ chú ý đến cảnh 2 chú chó nghiệp vụ do 1 Thiếu úy và 1 chiến sĩ bậc 2 thuộc lực lượng Cảnh sát dắt đến, dù hô mỏi mồm, ra đủ khẩu lệnh, thậm chí... kéo cổ, ủn đít, nhưng chúng cứ ì ra, nằm bẹp và "xuống tấn" chống lệnh, khiến 2 Huấn luyện viên cũng bất lực, chào thua, lủi ra phía sau cùng chó.

Thứ Tư, 25 tháng 1, 2012

TIÊN LÃNG: PHÚT ĐẦU TIÊN CỦA NĂM MỚI, BÓC NỐT SỰ THẬT CUỐI CÙNG




Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, hai anh đã làm nóng rực dư luận, báo chí, làm quay cuồng những kẻ sai phạm

                          Cuộc sống mãi là Lộc biếc ( Còm sĩ Nguyễn Thành Nam gửi tặng)

_____________________

Dù rất bận bịu với nhiều việc chuẩn bị cho năm mới, nhưng trong ngày cuối năm, các cộng sự của Trưởng thôn Khoai Lang đã rất cố gắng cùng Khoai, gặp nhân chứng, tìm chứng cớ, kiểm chứng thông tin để bóc nốt sự thật cuối cùng về sai phạm của lãnh đạo Tiên Lãng, chỉ thẳng căn nguyên sai phạm, thông tin về xử lý bước đầu đối với những kẻ sai trái…Nói chung những thông tin này chắc bà con sẽ vui và trên cơ sở này, sẽ có thêm những căn cứ mạnh mẽ để các đoàn thanh tra, kiểm tra Trung ương về Tiên Lãng có những kết luận mạnh mẽ, cương quyết, thực sự cách mạng, nhằm mang đến niềm tin cho nhân dân.

1.Tiền đền bù của Dự án sân bay quốc tế, của Dự án đường cao tốc đã đập nát nhân cách và đạo đức của cán bộ lãnh đạo các cấp

NGÀY XUÂN, ĐỌC LẠI BÀI THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG GỬI NGUYỄN DU




Thạch Quỳ

Dặm khách muôn nghìn nỗi nhớ nhung
Mượn ai tới đấy gửi cho cùng
Chữ tình chốc đã ba năm vẹn
Giấc mộng rồi ra nửa khắc không!
Xe ngựa trộm mừng duyên tấp nập
Phấn son càng tủi phận long đong!
Biết còn mảy chút sương đeo mái ?
Lầu nguyệt năm canh chiếc bóng chong!

Bài thơ này có tên là “Cảm cựu kiêm trình cần chánh học sĩ Nguyễn hầu”
(Nhớ người cũ,viết gửi cần chánh học sĩ Nguyễn hầu). Hồ xuân Hương còn cẩn thận ghi thêm một giòng chú thích “Hầu,người làng Tiên Điền, huyện Nghi xuân”. Ông họ Nguyễn làm quan, giữ chức Cần chánh học sĩ có tước hầu, lại là người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân thì chắc chắn đấy là Nguyễn Du, tác giả truyện Kiều được Gia Long ban tước “Du-Đức hầu” vào năm 1810, chứ không thể ai khác! Năm 1810, Nguyễn Du đang làm Cai bạ ở Quảng bình, Gia Long gọi về kinh thăng chức” Cần chánh học sĩ” và phong tước hầu. Hồ xuân Hương nghe “tin mừng”đó, lòng đầy cảm xúc, xốn xang chuyện cũ nên viết bài thơ này mong gửi tới “người xưa”. Bài thơ nói “Chữ tình chốc đã ba năm vẹn” tức là mối tình của hai người đã nẩy nở dan díu vào quãng 1806-1807, khi Nguyễn Du làm tri phủ Thường tín ở ngoài Bắc,lúc bấy giờ Nguyễn Du trên dưới 40 tuổi và Hồ xuân Hương trên dưới 30 tuổi, họ cách nhau xấp xỉ 10 tuổi. Vậy là đến 1810, Hồ xuân Hương quãng 33 tuổi hãy còn ở “Cổ nguyệt đường” tại phường Khán xuân, có lẽ mẹ đã mất, một mình một bóng, chưa có mối tơ duyên nào khác, ngoài mảnh tình xưa mà nay thì “Dặm khách muôn ngàn nỗi nhớ nhung”. Đọc bài thơ ta thấy lòng nàng cô đơn, cô quạnh pha chút hờn dỗi, tủi thân, người thì “Xe ngựa trộm mừng duyên tấp nập” ta thì “Phấn son càng tủi phận long đong”! Và cái chữ tình “chốc đã ba năm vẹn” đó nay đã hoá thành “Giấc mộng rồi ra nửa khắc không”!
Biết còn mảy chút sương đeo mái…

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2012

Bắn vào Sheriff


Nguyễn Quang A
Ngay những ngày đầu năm 2012 dư luận chứng kiến một vụ cưỡng chế thu hồi đất có hậu quả tai họa. Tại xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, sáu công an và cán bộ thi hành cưỡng chế thu hồi đất ngày 5-1-2012 đã bị mìn tự tạo và súng săn của những người bị thu hồi đất làm trọng thương. Ngày 7-1-2012 Cơ quan cảnh sát điều tra Hải Hòng đã khởi tố vụ án “giết người và chống người thi hành công vụ” và đã bắt tạm giam 6 người.
Vụ này chắc sẽ còn được bàn luận nhiều và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc sửa đổi Luật Đất Đai.

Theo tác giả Quang Trung trên Đời Sống và Pháp Luật, anh Đoàn Văn Vươn, một người lính, một kỹ sư nông lâm, khi ra quân năm 1986, đã trở về địa phương lấn biển, tạo hành lang bảo vệ để lấy diện tích khai thác nuôi trồng thuỷ sản. Nhiều năm trời, Đoàn Văn Vươn cùng anh em họ hàng đã vật lộn với biển, bão tố và quần quật lao động đưa hơn 20.000 m3 đất, đá về để lấn, cải tạo biển thành đầm nuôi tôm, và nhờ đó gần 70 ha rừng vẹt ngăn sóng biển đã bám trụ thành công. Anh đã mất đứa con gái yêu 8 tuổi chính tại nơi đây. Vài dòng cuối của tác giả Quang Trung như báo hiệu điềm dữ: “Những việc anh làm có trời biết, đất biết. Còn việc đời và mất mát của anh, tôi cũng chỉ chia sẻ được phần nào. Bởi có những lúc, lòng người còn dậy sóng hơn biển cả. Đứng với anh trên con đê nơi có cống Rộc, phóng tầm mắt nhìn ra, ngút ngát một mầu xanh,  mầu xanh tươi từng thấm đẫm cả máu, mồ hôi và công sức. Phía xa hình như đang có một cơn giông…
Và cơn giông định mệnh đã đến ngày 5-1-2012.

Quả Bom Đoàn Văn Vươn


10-01-2012
Huy Đức
Khi lực lượng cưỡng chế huyện Tiên Lãng đến khu đầm, anh Vươn cho nổ trái mìn tự tạo cài dưới một bình gas. Bình gas không nổ. Nhưng, trái mìn tự tạo vẫn gây tiếng vang như một quả bom, “quả bom Đoàn Văn Vươn”. Vụ nổ không chỉ gây rúng động nhân tâm mà còn giúp nhìn thấy căn nguyên các xung đột về đất đai. Quyền sở hữu nói là của “toàn dân”, trên thực tế, rất dễ rơi vào tay đám “cường hào mới”.

Sự Tùy Tiện Của Nhà Nước Huyện

Ma làng đã dọa đánh chết phóng viên khi về Vinh Quang


CLC: Y hệt dự đoán, những nhà báo về Vinh Quang, Tiên Lãng đều bị gây khó dễ khi điều tra sự việc thu hồi đầm tôm nhà anh Đoàn Văn Vươn. PV PLTPHCM đã bị dọa giết ngay khi đang tác nghiệp. Các phóng viên của các báo khác bị cấm cản tác nghiệp bởi công can xã Vinh Quang và các đối tượng lạ mặt khác trong khi khu vực không phải là nơi cấm báo chí. Ma làng đã về và đã ngang nhiên đe dọa phóng viên.
Một thanh niên lao vào định giật máy ảnh phóng viên Báo Pháp luật TP.HCM. Ảnh: Thanh Niên
Muốn chụp ảnh phải có giấy của chủ tịch huyện!

Thứ Tư, 4 tháng 1, 2012

Án lệ Hoàng Khương


Huy Đức
clip_image002không nên phó thác sinh mệnh một người đã viết hơn 50 bài về tiêu cực của công an cho công an định đoạt.
Sự kiện Hoàng Khương bị bắt, chiều 2-1-2012, rồi sẽ trở thành một trong những trường hợp điển cứu liên quan đến đạo lý và pháp lý trong nghề báo. Từ một hành vi cụ thể – thông qua hai người môi giới, Hoàng Khương đưa 15 triệu cho thượng úy Huỳnh Minh Đức để lấy chiếc xe mô tô bị công an tạm giữ vì “đua xe trái phép” – có hai khả năng xảy ra: Hoàng Khương đưa hối lộ rồi “lợi dụng cương vị của mình để viết bài”; Hoàng Khương đã gài bẫy để làm lộ ra đường dây hối lộ.

Báo chí ngày 3-1-2012 lấy thông tin từ cơ quan điều tra đã dẫn dắt dư luận hiểu theo hướng thứ nhất. Nội vụ quả là cũng có không ít yếu tố bất lợi cho anh. Trần Minh Hòa, người có xe mô tô bị tạm giữ vì đua xe trái phép là bạn của Nguyễn Đức Đông Anh, theo công an, “cũng là đối tượng đua xe” và là em vợ của Hoàng Khương. Hòa nhờ Đông Anh lấy xe, Đông Anh đồng ý và về nhờ Hoàng Khương lo dùm. Đầu tháng 6-2011, Hoàng Khương đã nhờ Tôn Thất Hòa lo giùm nhưng không được. Tháng 7-2011, khi viết hai bài báo “Xử lý vi phạm giao thông: Trăm sự nhờ cò” và “Có móc ngoặc”, Hoàng Khương gặp lại Tôn Thất Hòa.

Cảm quan và dự báo cho Việt Nam 2012



Quốc Phương

clip_image002  
Đất nước vẫn đang tăng trưởng nhưng có hướng đi của nền kinh tế 'đang vào ngõ cụt', theo ông Lê Bạch Dương.
 
Nhân dịp cuối năm, một số trí thức, nhân sỹ, văn nghệ sỹ trong nước cho BBC biết cảm quan khác nhau của họ về năm 2011 đang sắp qua đi và nêu ra dự đoán cùng hy vọng cho tình hình đất nước trong năm mới 2012.
Tiến sỹ Lê Bạch Dương, đồng Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) cho biết đánh giá của mình về năm 2011:
"Tôi nghĩ là năm vừa rồi ở Việt Nam nhiều mối lo hơn là tín hiệu đáng mừng... So với năm trước, gần đây những bức xúc xã hội càng ngày càng gia tăng và niềm tin cũng suy giảm ở trong người dân. Rất nhiều hiện tượng thể hiện sự bức xúc của người dân," nhà nghiên cứu xã hội nói.
"Chẳng hạn trước đây chưa từng thấy những hiện tượng như người dân chống lại người thi hành công vụ đánh lại cảnh sát, lao xe vào cảnh sát. Tất cả những cái đó không phải là những hành động mang tính tự nhiên mà có. Nó cũng có thể là bột phát nhưng về bình diện rộng, nó thể hiện được sự bất bình của người dân, sự bức xúc của họ và họ buộc phải thể hiện nó ra khi bị đẩy đến tình thế, tất nhiên, cũng có những người sai.